Chăm sóc người cao tuổi – Cơ hội trở thành nghề tại Việt Nam

Tại Hội thảo “Giới thiệu Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi” mới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – khẳng định “Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng trong đó có các đối tượng người cao tuổi và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội và kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đước sự hỗ trợ của các đối tác Nhật Bản, các chuyên gia, các nhà khoa học đã xây dựng khung chương trình, tài liệu, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cho thực hành, thực tập phục vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi. Đây sẽ là một mô hình đào tạo nhằm phát triển một nghề sẵn có, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của xã hội và mang tính nhân văn, sâu sắc”.

Ảnh minh hoạ

Già hóa dân số và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam

Già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình cứ một giây trên thế giới có hai người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi. Năm 2015 thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi, chiếm 12,3% dân số. Con số này sẽ tăng lên hơn hai tỷ người vào năm 2050, chiếm 22% dân số thế giới. Việt Nam cũng là 1 trong 10 nước có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 18% dân số là người cao tuổi. Tỷ lệ dân số cao tuổi của Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn được gọi là “thời kỳ già hóa dân số” sau năm 2017 và trong 2 thập kỷ tiếp theo sẽ là giai đoạn “dân số già”.

Ở Việt Nam, việc chăm sóc người cao tuổi thường do người thân trong gia đình đảm nhiệm. Ở bệnh viện và cơ sở dưỡng lão cũng có nhân viên làm công việc chăm sóc như là một nghề, tuy nhiên phần chính của việc chăm sóc vẫn do người nhà đảm nhiệm. Người làm công việc chăm sóc như là một nghề mới chỉ dừng ở việc giúp đỡ đơn giản cho người bệnh và phụ giúp cho y tá và hộ lý. Công việc chăm sóc người già của Việt Nam vẫn do gia đình làm là chính và có thể nói nghề chăm sóc người già vẫn chưa thực sự được nhìn nhận đúng trong xã hội.

Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y tế đang đẩy mạnh, tăng cường hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển các mô hình nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Nhân viên chăm sóc có vai trò và vị trí quan trọng vì đây là những người gắn bó trực tiếp với người cao tuổi – một đối tượng chăm sóc đặc biệt. Ngoài các kiến thức, kỹ năng về nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi, nhân viên chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của người cao tuổi một cách phù hợp. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và có nhu cầu rất lớn trong cả bệnh viện và cộng đồng, rất cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Các kết quả khảo sát thực trạng nhà dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (năm 2016-2017) cho thấy mô hình trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 3 trung tâm bảo trợ xã hội. Không chỉ thiếu về nhân lực (10 người bệnh mới có 1 nhân viên chăm sóc), cơ sở vật chất tại các trung tâm cũng nghèo nàn, thiếu dụng cụ tập phục hồi chức năng.

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi, giải pháp trước mắt là cần nâng cao năng lực của hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, cơ sở y tế công lập cũng như nhà dưỡng lão tại cộng đồng; cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên trong chăm sóc người cao tuổi.

Nghề chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản – Cơ hội trở thành nghề tại Việt Nam?

Là quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi cao và sớm so với Việt Nam, Nhật Bản đã trải qua một quá trình dài tập trung cho nghiên cứu, đào tạo và đầu tư cho phúc lợi, an sinh xã hội để chăm sóc người cao tuổi. Có thể khẳng định rằng, Nhật Bản là quốc gia tiên phong và có nhiều kiến thức kinh nghiệm thành tựu trong chăm sóc người cao tuổi.

Ảnh minh hoạ

Ở Nhật Bản, cách đây nhiều năm, việc chăm sóc người già cũng do người trong gia đình làm giống như ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, cùng với xu hướng gia đình hạt nhân và xã hội hóa người cao tuổi, “Nhân viên chăm sóc người cao tuổi” có chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong công việc trợ giúp người già. Ngoài ra có cả chứng chỉ hành nghề cấp quốc gia “Nhân viên chăm sóc người cao tuổi và phúc lợi xã hội” cấp cho người có chuyên môn cao. Công việc này đòi hỏi người làm phải có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt để vừa chăm sóc người cao tuổi vừa kết hợp với bác sĩ để công việc thuận tiện trôi chảy. Có thể nói, nghề chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản là công việc “chuyên nghiệp” đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Tại Nhật Bản, theo dự báo của Chính phủ Nhật Bản, đến năm 2025 sẽ cần tối thiểu 2.530.000 người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, hiện còn thiếu khoảng 378.000 người.

Theo ông Nguyễn Văn Hồi – Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay nhu cầu người lao động chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện là rất lớn, với mức thuê nhân công lao động trung bình 300.000 đồng/ngày. Đối với Chương trình đào tạo này, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các đơn vị liên quan cần có chương trình làm việc với Bộ Y tế bàn biện pháp phối hợp để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Chương trình đào tạo này.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình- đại diện Bộ Y tế cho biết: Ngành y tế đang có định hướng xây dựng đội ngũ “bác sĩ gia đình”. Chương trình đào tạo này Định hướng của y tế Việt Nam trong thời gian tới là phát triển hệ thống y tế bền vững, hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trong đó việc xây dựng, nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là một trong những quyết sách của Bộ Y tế. Từ chương trình đào tạo này, Hội Chữ thập đỏ nên có sự phối hợp với ngành y tế để chung tay xây dựng hệ thống mô hình bác sĩ gia đình.

Với thực trạng này nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đủ kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, người khuyết tật đang là vấn đề lớn của không chỉ ở các nước khác mà cả ở Việt Nam ta.

Cùng với việc mở ra Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi (Đào tạo Kaigo) của Nhật Bản và cơ hội tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu của xã hội, chúng ta hoàn toàn hy vọng trong một tương lai không xa, công việc chăm sóc người cao tuổi sẽ trở thành một nghề nghiệp được xã hội Việt Nam công nhận và trân trọng.

Bài gốc tại đây

Quỳnh Anh

______________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng khám YHCT Hoà Minh

1/ Địa chỉ: Cần Thơ

  • Số 41, đường B25, KDC 91b, Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Lịch khám: Thứ 2 – Chủ nhật: 9h đến 19h
  • SĐT: 0964998600 (Y sĩ. Trường Giang)

2/ Địa chỉ: Cà Mau

  • Số 216A, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8, TP. Cà Mau.( nhà hàng Tân Tân vào 700m phòng khám nằm bên tay phải, đối diện nhà thuốc tây Phượng Hoàng)
  • Lịch khám: Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần: 9h đến 18h.
  • SĐT: 0946221233 (Y sĩ Tú Mi)

Trung tâm điều trị điểm đau & thể dục phục hồi

1/ Địa chỉ: Cà Mau

2/ Địa chỉ: Cần Thơ

  • Số 41, đường B25, KDC 91b, Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • SĐT: 0386225897 (HLV Cie Cie)
  • Số 3, đường 30/4, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn
  • SĐT: 0911289400 (HLV. Susan)

Viện đào tạo YHCT Hòa Minh

  • Địa chỉ:
    • Cà Mau: Số 20, đường Nguyễn Văn Biên, Phường 5, TP. Cà Mau
    • Bạc Liêu: Số 351, đường Võ Thị Sáu, Phường 7, TP. Bạc Liêu
    • Cần Thơ: Số 41, đường B25, KDC 91b, Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    • SĐT: 081 6914 107 (ThS. Tô Thị Quyên)

_________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 0797654525 (Ms. Linh)

👉 Phòng Khám Chẩn Trị YHCT Hoà Minh 
👉 Trung Tâm Điều Trị Điểm Đau & Thể Dục Phục Hồi
👉 Viện Đào Tạo Nghề Hoà Minh
1/ Địa chỉ Cần Thơ
• Số 41, đường B25, KDC 91b, Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Lịch khám: Thứ 2 đến Chủ nhật: 9h đến 19h
📞 0946008701
• Số 3, đường 30/4, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
📞 0911289400
2/ Địa chỉ Cà Mau
• Số 216A, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8, TP. Cà Mau ( nhà hàng Tân Tân vào 700m phòng khám nằm bên tay phải, đối diện nhà thuốc tây Phượng Hoàng)
Lịch khám: Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần: 9h đến 18h.
📞 0946008026
• Số 20, đường Nguyễn Văn Biên, Phường 5, TP. Cà Mau
📞 0946008034
3/ Địa chỉ Bạc Liêu
• Số 351, đường Võ Thị Sáu, Phường 7, TP. Bạc Liêu
📞 0946008201
• Ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu
📞 0948645994
• Số 21A, đường Nguyễn Văn Uông, Khóm 1, Phường 1, Thị xã Giá Rai, Bạc Liêu
📞 0946008431

Fanpage:

HomiQ Group

Trung Tâm Điều Trị Điểm Đau & Thể Dục Phục Hồi

Viện Đào Tạo Nghề YHCT Hòa Minh

HomiQ Group

Website:

https://homiq.com.vn/

Youtube:

HomiQ Group

Thể dục Phục Hồi HomiQ

Ctump
Gọi ngay!
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon