5 BỆNH XƯƠNG KHỚP MÀ DÂN VĂN PHÒNG THƯỜNG GẶP PHẢI

Dân văn phòng là đối tượng rất dễ gặp bệnh lý xương khớp bởi thói quen ngồi một chỗ trong nhiều giờ, ít vận động, tư thế làm việc không đúng cách, ít tiếp xúc ánh nắng… Vậy những bệnh xương khớp dân văn phòng dễ gặp là gì, triệu chứng thế nào, cách khắc phục ra sao? 

Đau lưng, đau cổ, căng cứng phần vai gáy, gặp hội chứng ống cổ tay, thoái hóa xương khớp sớm… là những gì mà dân văn phòng hay gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này thường bắt nguồn từ một số lý do như:

  • Thiếu ánh nắng mặt trời: Những người làm văn phòng thường chỉ ở trong phòng kín, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này khiến cơ thể không tổng hợp đủ vitamin D cần thiết cho quá trình tái tạo canxi cho xương, dễ dẫn đến loãng xương.

  • Ít vận động: Việc ngồi lâu thường kéo theo hậu quả ít vận động hoặc không vận động, lâu ngày có thể gây ra cứng khớp, khô dịch khớp và các bệnh văn phòng thường gặp khác như thoái hóa khớp, đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng.

  • Ngồi sai tư thế khi làm việc: Ngồi không thẳng lưng, cúi người, hay khom lưng… sẽ khiến khung xương dễ bị lệch, các đốt sống lưng và đốt sống cổ dễ bị tổn thương, là nguyên nhân gây nên một số bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng như thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, thoát vị đĩa đệm.

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Dân văn phòng vốn ít thời gian nghỉ trưa nên thường có thói quen ăn vội, ăn những thức ăn nhanh, dễ thiếu các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D, vitamin K, vitamin C… làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ – xương – khớp.

Đa số các bệnh cơ xương khớp dân văn phòng khi khởi phát sẽ không có dấu hiệu rõ ràng, diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, nhức mỏi ngắn nên mọi người thường chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, việc “gò mình” trong tư thế ngồi từ 8-12 tiếng mỗi ngày ở văn phòng, có thể khiến cơ bắp bị co cứng do phải giữ yên một trong thời gian dài và gây ra các triệu chứng như:

  • Đau lưng

  • Đau mỏi vai gáy

  • Đau nhức cổ tay và ngón tay

  • Mỏi cổ

  • Cứng hoặc tê các khớp…

Ngoài ra, khi ngồi lâu một tư thế còn làm tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ, xương chậu và thắt lưng, các đốt sống có thể xuất hiện các gai xương nhỏ, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm, bị chèn ép gây ra bệnh thoát vị địa đệm và vô số các bệnh lý nguy hiểm khác nữa.

Cho dù ở nguyên nhân nào khiến bạn bị đau lưng đi chăng nữa thì cách tốt nhất là hãy gặp bác sĩ để được điều trị đúng nguyên nhân. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng gia tăng và trẻ hóa bệnh xương khớp ở dân văn phòng là do thói quen lười vận động, ngồi làm việc sai tư thế và chủ quan với những cơn đau nhỏ, khiến cho người mắc bệnh xương khớp ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là những nhóm “bệnh văn phòng” nhiều người mắc phải:

1. Đau lưng và nguy cơ thoái hóa cột sống lưng

Đau lưng là tình trạng phổ biến ở những người thường xuyên ngồi làm việc trước máy tính trong nhiều giờ mà không vận động. Việc ngồi lâu một tư thế, ngồi không thẳng lưng chính là nguyên nhân khiến cho cột sống gánh thêm áp lực và chèn ép các dây thần kinh tủy sống, dẫn đến đau lưng.

Ít vận động còn khiến cho các khớp nhanh chóng bị thoái hóa, trong đó có thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống có triệu chứng điển hình là đau lưng, tay chân bị tê và kém linh hoạt…

2. Đau mỏi vai gáy và dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ

Tư thế ngồi căng hai vai lên cao, rụt cổ xuống và ghì mặt sát vào màn hình máy tính khiến nhiều người gặp tình trạng đau mỏi vai gáy. Tư thế này cũng khiến cấu trúc cột sống bị xô lệch, lâu dần sẽ gây đau lưng.

Ngồi lâu, căng vai kết hợp rướn cổ lâu để sử dụng máy tính như người làm văn phòng làm tăng nguy cơ mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ. Khi mắc bệnh, cơ thể thường cảm thấy nhức mỏi cổ và vai gáy, vẹo cổ, đau cổ lan xuống vai làm tê tay… đặc biệt là còn gây đau đầu, mất tập trung.

3. Căng cơ

Một số người làm văn phòng hoặc làm trong môi trường kín, khi áp lực công việc kết hợp với tư thế “gò mình” lâu trên ghế có thể gặp phải hiện tượng căng cơ, dẫn đến đau lưng, đau tay, phần vai gáy và cổ cũng bị chèn ép gây ra đau hoặc khó cử động.

4. Thoát vị đĩa đệm

Không ít người nghĩ rằng thoát vị đĩa đệm là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, nhưng các bác sĩ đã chỉ ra số người đến khám tại các phòng khám xương khớp đa số là dân văn phòng. Do đặc thù công việc, mỗi ngày phải ngồi lâu từ 8-12 tiếng khiến cho phần cột sống và đĩa đệm bị chèn ép, làm cho cột sống ngày dần suy yếu, xẹp đĩa đệm, khiến áp lực dồn lên các đốt sống ngày càng tăng.

5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một trong những tình trạng phổ biến của dân văn phòng do lặp đi lặp lại cử động gập duỗi tay. Bệnh làm chèn ép các dây thần kinh giữa của ống cổ tay gây ra hàng loạt triệu chứng như cảm giác tê tay, cứng khớp cổ tay, đau nhức tay, ngứa tay và nóng rát (thường xảy ra ở tất cả các ngón tay, trừ ngón út) và giảm khả năng lao động.

Ban đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng đau nhức xuất hiện dày đặc hơn, lúc này người bệnh mới đi khám và chữa trị.

Giới văn phòng có thể khắc phục và ngăn chặn nguy cơ mắc các “bệnh văn phòng” bằng cách duy trì thói quen tốt như sau:

1. Bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp khỏe mạnh

Cấu trúc mô sụn của xương khớp vốn được định hình chất căn bản là Collagen và Aggrecan, mạng lưới này giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt và tăng tính dẻo dai. Tuy nhiên, quá trình lão hóa và làm việc trong môi trường văn phòng ít vận động, ăn uống thiếu chất… khiến cơ thể không sản xuất đủ các chất nền, sụn khớp sẽ dần trở nên mỏng hơn, xù xì và quá trình lão hóa xương khớp đến nhanh hơn. Đó là chưa kể đến các tư thế làm việc không đúng cũng khiến cho các “bệnh văn phòng” thay phiên nhau “hành hạ” xương khớp của bạn.

những nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra, nguyên nhân sâu xa và quan trọng hàng đầu của các cơn đau nhức xương khớp là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước các tác nhân gây hại. Khi có các yếu tố tác động như tuổi tác, béo phì,vận động sai tư thế, chấn thương, các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá… Các yếu tố tác động gây ra sự biến đổi cấu trúc protein cũng như mảnh sụn vỡ kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra các tự kháng thể tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp, đồng thời tấn công vào hệ thống xương khớp, gây ra các phản ứng viêm tại màng hoạt dịch, sụn khớp… gây đau nhức dẫn đến các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp, thoái hóa khớp và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Do đó, để phòng ngừa bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp cũng như tạm biệt cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn nên  sử dụng kết hợp các tinh chất thiên nhiên có tác dụng: ức chế các yếu tố gây viêm, bảo vệ màng hoạt dịch, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe.

2. Làm việc đúng tư thế

Tư thế ngồi không đúng trong quá trình làm việc cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa khớp đến sớm. Vì vậy, lựa chọn tư thế ngồi đúng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Đối với dân văn phòng, đây chính là những tư thế ngồi làm việc khoa học nên áp dụng:

  • Tư thế để chân: Không nên bắt chéo chân, thay vào đó bạn nên để chân thư giãn bằng cách hạ ghế để chân chạm đất hoặc giá đỡ sao cho đầu gối (đùi và cẳng chân) tạo thành 1 góc khoảng 90 độ.

  • Tư thế lưng: Tốt nhất là bạn nên ngồi một góc khoảng 90 độ (lưng và mặt đất), lưng hơi cong về phía sau, thắt lưng hơi đẩy về phía trước để nâng đỡ phần sau. Nên chọn ghế có phần tựa lưng để giúp nâng đỡ lưng khi cần thiết.

  • Tư thế tay: Đặt tay ở tư thế thoải mái, không gồng tay, khủy tay nên đặt trên bàn làm việc.

  • Tư thế cổ: Giữ cổ thẳng, không nghiêng trái hay phải. Điều chỉnh màn hình máy tính sao cho ngang tầm mắt, như vậy cổ không phải rướn lên hoặc rụt xuống, giúp giảm nguy cơ mắc chứng đau mỏi vai gáy.

  • Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính hợp lý: Khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt tốt nhất là khoảng 50cm. Khoảng cách này vừa với chiều dài của cánh tay vừa giúp hạn giảm bớt tác hại từ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính.

  • Điều chỉnh chiều cao ghế ngồi: Tùy vào chiều cao và chiều dài lưng của mỗi người, bạn có thể điều chỉnh ghế ngồi sao cho đáp ứng được các tư thế lưu ý bên trên.

3. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Theo kinh nghiệm chữa bệnh tại phòng khám, các bác sĩ xương khớp nhận thấy những người trẻ làm ở môi trường văn phòng dù có sức khỏe tốt nhưng lại sớm mắc các triệu chứng của bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, bệnh cơ xương khớp dân văn phòng có thể phòng ngừa bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả “bệnh văn phòng” do ngồi nhiều.

Theo đó, bạn nên tham khảo các bài tập theo tư vấn của bác sĩ hoặc có thể áp dụng các bài tập sau đây để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp:

  • Tư thế ngồi gập mình

  • Tư thế ngồi vắt chéo chân xoay người

  • Tư thế con mèo (Cat pose)

  • Tư thế cái cung tên (Bow pose) và nhiều tư thế khác nữa.

4. Thư giãn hợp lý

Trong cuộc sống hiện đại, làm việc gì cũng có máy móc và phương tiện hỗ trợ nên giới trẻ ngày càng ít vận động. Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp. Do đó, lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp là cứ 30 phút bạn nên đứng dậy vận động một lần, để duy trì sức khỏe xương khớp và các bộ phận khác cũng được thư giãn.

Đồng thời, sau một thời gian làm việc liên tục, hãy dành một chút thời gian để thư giãn cho các khớp cũng như các bộ phận khác được nghỉ ngơi.

5. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Bao lâu nên khám sức khỏe định kỳ cho xương khớp có thể là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi vì việc khám sức khỏe định kỳ với những người có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp dân văn phòng có thể giúp họ phòng ngừa bệnh và chữa trị kịp thời.

(tổng hợp)

_________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 0797654525 (Ms. Linh)

👉 Phòng Khám Chẩn Trị YHCT Hoà Minh 
👉 Trung Tâm Điều Trị Điểm Đau & Thể Dục Phục Hồi
👉 Viện Đào Tạo Nghề Hoà Minh
1/ Địa chỉ Cần Thơ
• Số 41, đường B25, KDC 91b, Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Lịch khám: Thứ 2 đến Chủ nhật: 9h đến 19h
📞 0946008701
• Số 3, đường 30/4, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
📞 0911289400
2/ Địa chỉ Cà Mau
• Số 216A, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8, TP. Cà Mau ( nhà hàng Tân Tân vào 700m phòng khám nằm bên tay phải, đối diện nhà thuốc tây Phượng Hoàng)
Lịch khám: Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần: 9h đến 18h.
📞 0946008026
• Số 20, đường Nguyễn Văn Biên, Phường 5, TP. Cà Mau
3/ Địa chỉ Bạc Liêu
• Số 351, đường Võ Thị Sáu, Phường 7, TP. Bạc Liêu
📞 0946008201
• Ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu
📞 0948645994
• Số 21A, đường Nguyễn Văn Uông, Khóm 1, Phường 1, Thị xã Giá Rai, Bạc Liêu
📞 0946008431
4/ Địa chỉ Trà Vinh
• Số 121, đường Sơn Thông, Khóm 10, Phường 9, TP. Trà Vinh
📞 0945 126 465
5/ Địa chỉ Bến Tre
• Số 10E1, đường số 1, KDC Sao Mai, P.7, TP. Bến Tre
📞 0946008034

Fanpage:

HomiQ Group

Trung Tâm Điều Trị Điểm Đau & Thể Dục Phục Hồi

Viện Đào Tạo Nghề YHCT Hòa Minh

HomiQ Group

Website:

https://homiq.com.vn/

Youtube:

HomiQ Group

Thể dục Phục Hồi HomiQ

Gọi ngay!
icons8-exercise-96 chat-active-icon